Quán hủ tiếu của bà đóng cửa suốt tuần nay. Nhiều người khách đến thất vọng ra về khi nghe tin bà về quê làm đám ma cho người con trai duy nhất.

Khi trở lại thành phố, vừa gặp tôi, nhắc đến chuyện cái chết của con trai, bà lại rươm rướm nước mắt.

Bà kể mình chỉ có duy nhất một người con trai nhưng từ khi sinh ra đến khi con mất đi, bà chưa có được một ngày yên vui!?

Vì nghĩ chỉ có một đứa con, bà đã dồn tất cả tình yêu thương của người mẹ dành cho con. Nhất là khi chồng bà mất, anh lại thiếu thốn tình cảm của người cha. Vì bà cưng chiều con nên từ nhỏ anh đã rất ngỗ ngược.

Tình yêu thương của người mẹ có thể là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời người con nhưng cũng có thể “đốt cháy” cuộc đời họ

Lớn lên, anh theo bạn bè xấu và nghiện ma tuý. Những khi thấy con lên cơn thiếu thuốc, vật vã, bà lại thương con nên giúi tiền cho anh đáp ứng cơn nghiện. Đến khi anh đổ bệnh, không thể đi mua ma túy, có khi bà lén lút đi mua về cho con thỏa mãn cơn ghiền.

Vì vướng vào ma túy quá sớm, sức khỏe của anh yếu dần và càng có tuổi lại càng đổ ra rất nhiều bệnh tật. Bà phải bán căn nhà để chạy chữa bệnh cho con nhưng anh vẫn không hề thuyên giảm.

Ngày ngày, cả xóm đã quen thuộc với hình ảnh người mẹ già nai lưng bán hủ tiếu kiếm tiền về trị bệnh và nuôi con trai.

Dù tìm mọi cách, vắt kiệt cả kinh tế lẫn sức lực nhưng cuối cùng, bà vẫn không thể cứu được con trai. Mỗi khi ai đó nhắc đến anh, ba đều rưng rưng nước mắt khóc thương con.

Sau khi nghe câu chuyện của bà, tôi rời đi, lòng nặng nỗi buồn. Tôi không dám nói điều gì khiến bà đau lòng nhưng thật sự tôi muốn nói chính sự nuông chiều của bà đã giết chết con mình. Nhưng tôi biết khi mình nói ra điều này sẽ xói vào nỗi đau của bà nhiều hơn. Tôi giữ điều ấy trong lòng như một lời răn dạy bản thân mình để sau này có con, tôi sẽ không đi theo “vết xe đổ” của bà!?

CẢM ƠN BẠN ĐÃ ĐỌC
Nếu bạn thích bài này hãy chia sẻ:

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bình Luận