Banner

Viết ebook và xuất bản: 10 điều cần lưu ý với tác giả mới

by VietLachVn

Seth Godin-nhà tiếp thị thiên tài đã khuyên các tác giả: “Thời gian tốt nhất để bắt đầu quảng bá sách của bạn là ba năm trước khi nó xuất hiện. Ba năm để xây dựng danh tiếng, xây dựng một blog, xây dựng uy tín và xây dựng kết nối bạn sẽ cần sau này. ”

Hiện tại ở nước ta, việc quảng bá sách trước khi xuất bản thường khá mới mẻ với nhiều tác giả, nhất là những tác giả tự xuất bản sách. Để bạn đọc có thêm kinh nghiệm về tiếp thị sách, http://vietlachvn.com xin phép đăng lại bài viết này dựa theo nguồn của tác tác giả Amrita Chowdhury-Biên tập viên đồng thời là nhà thiết kế tại Amritac.com.

1. “Hậu trường” một cuốn sách, ebook

Xây dựng độc giả, người hâm mộ xung quanh những trang viết của bạn. Viết sách là công việc vô cùng khó khăn. Bạn hãy viết blog với tư cách là một nhà văn để kể lại hành trình hoàn thành cuốn sách ấy. Bạn có thể viết về giai đoạn: Bạn đang chỉnh sửa? Viết lại? Bạn đi tìm tư liệu của cuốn sách…?

Bạn đi tìm độc giả, người hâm mộ trước khi viết và xuất bản sách 

2. Trích dẫn trong sách bạn viết 

Hãy chọn những đoạn trích, những câu nói hay, ấn tượng của nhân vật trong cuốn sách bạn đang viết để đăng lên blog hay các trang mạng xã hội của bạn.

 Những câu trích dẫn này sẽ khiến độc giả của bạn quan tâm, thích thú và tò mò về cuốn sách bạn sắp ra “lò”.  Một lưu ý là bạn tránh đăng hết toàn bộ nội dung cuốn sách của mình, nhất là khi bạn đang có ý định gửi các nhà xuất bản hoặc tự xuất bản để bán trên blog, Amazon, Smashwords…

3. Viết về những nhân vật của sách 

Thỉnh thoảng, bạn hãy chọn một số nhân vật trong câu chuyện của bạn và viết về họ. Bạn kể về hành trình, mục đích của các nhân vật? Ai là nguồn cảm hứng cho các nhân vật đó hành động…? Đưa ra những thông tin về các nhân vật của bạn có thể khiến độc giả quan tâm đến cuốn sách.

Hãy viết về những nhân vật thú vị trong sách bạn 

4. Bài đánh giá và ý kiến.

Nếu sách bạn nhận được những ý kiến đánh giá, nhận xét tốt từ các tờ báo, tạp chí, nhà văn, độc giả….bạn nên đăng lại trên blog, trang mạng xã hội của bạn. Đó là những bài viết hoàn hảo giúp tăng thêm uy tín cho cuốn sách của bạn trong lòng độc giả. 

5. Phần cá nhân của tác giả

Đây là lý do vì sao các tác giả nên tạo blog cá nhân. Bạn có thể sử dụng blog của mình làm nhật ký. Đừng chỉ viết về công việc viết lách của bạn. Thi thoảng, bạn nên “đổi món” cho blog bằng việc viết về một trải nghiệm du lịch gần đây hoặc sự kiện của một nhà văn mà bạn đã tham gia. Hoặc bạn viết về một câu chuyện thú vị tình cờ bạn nghe lỏm được tại một quán cà phê, ngoài chợ, đường phố…. Bạn nên viết hài hước, dí dỏm và nhẹ nhàng.

6. Chia sẻ liên kết đến các blog/website thú vị

Khi tạo blog cá nhân, bạn phải luôn đảm bảo tính nhất quán và nội dung hữu ích. Có nhiều độc giả, người hâm mộ đang chờ đợi để đọc bài viết mới của bạn trên blog. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thời gian để viết blog. Vì trước khi viết bài blog, tác giả phải dành thời gian thu thập và nghiên cứu tài liệu…

Để blog bạn vẫn duy trì bài đăng đều đặn, bạn có thể chia sẻ lại ý kiến, bài viết, tin tức thú vị, hấp dẫn của các website/blog khác…vừa tạo mối quan hệ cũng như sự kết nối với đồng nghiệp bạn văn.

7. Viết bài cảm hứng về bìa sách hoặc cuốn sách

Nếu bạn bắt gặp một cuốn sách nào đó có thiết kế bìa hay nội dung thú vị, bạn hãy viết bài chia sẻ ngay trên chính blog của bạn. Những bài viết dạng này nên mang tính xây dựng, có thể đề cập về những điều bạn thích và không thích ở cuốn sách/bìa sách đó. 

Hãy viết bài cảm nhận về bìa sách hay nội dung cuốn sách của tác giả nào đó bạn thấy ấn tượng

8. Phỏng vấn.

Bạn cũng nên viết bài phỏng vấn các nhà văn đồng nghiệp, các biên tập viên, nhà thiết kế….trong ngành của bạn.

Việc phỏng vấn những bạn bè, đồng nghiệp cùng ngành sẽ cung cấp cho độc giả nội dung mới lạ. Những người được bạn phỏng vấn có thể sẽ muốn quay lại phỏng vấn bạn. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho những tác giả mới. Các nhà văn trẻ sẽ có thêm mối quan hệ, sự gắn bó, chia sẻ với đồng nghiệp. 

9. Tin tức và cập nhật.

Luôn cập nhật tin tức mới. Đây là lý do bạn đã làm việc chăm chỉ tại blog của bạn. Bây giờ bạn có thể sử dụng blog để giới thiệu, khuyến mại, giảm giá, quà tặng…cho những cuốn sách mới của bạn.

10. Lời khuyên: Bạn có nên đưa ra?

Với những tác giả mới, có lẽ việc đưa ra lời khuyên trên blog sẽ ít nhiều gây ra những tranh cãi, xét nét…của các chuyên gia. Có lẽ bạn nên viết bài nói về những vấn đề khó khăn bạn gặp phải và quá trình cố gắng khắc phục ra sao hơn là việc đưa ra lời khuyên. Ví dụ: Bạn làm gì để tạo cảm hứng cho chính mình khi viết sách? Bạn làm gì để tự chỉnh sửa các chương của mình? Bạn sử dụng ứng dụng hoặc phần mềm nào để viết sách? Bạn có được ý tưởng cuốn sách như thế nào?.

Những bài viết từ thực tế sáng tác của bạn sẽ giúp ích cho các nhà văn khác, những người có thể đang trải qua những khó khăn tương tự như bạn. Và blog của bạn có thể chính xác là những gì họ đang tìm kiếm.

Nguồn: Tác giả Amrita Chowdhury

CẢM ƠN BẠN ĐÃ ĐỌC
Nếu bạn thích bài này hãy chia sẻ:

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bình Luận

XIN CHÀO! TÔI LÀ NGUYỄN NGA

Tôi viết thuận cả hai tay. Với tay phải, tôi yêu thích viết những câu chuyện tình yêu, hôn nhân, gia đình. Còn tay trái, tôi đều đặn viết bài Pr, tiếp thị, quảng cáo. Gọi tôi là nhà văn tiếp thị cũng không sai.

Muốn đọc truyện, hãy tìm tôi. Muốn tìm lại cảm hứng viết lách, hay kinh nghiệm viết, hãy thường xuyên ghé thăm Vietlachvn.com của tôi nhé!

Thông Tin Liên Hệ